Hơn 20 năm vật lộn với nghiệp biểu diễn, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã nếm đủ vị chua, cay, ngọt, đắng ở đời. Từ một anh thợ cắt tóc chuyên đi hát lót đến hành trình trở thành “ông hoàng nhạc Việt” là quãng đường không trải thảm đỏ, hoa hồng với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
Nghèo khó đến mức chỉ mong có đủ tiền ăn hằng ngày
Hơn 20 năm về trước, Đàm Vĩnh Hưng bắt đầu sự nghiệp từ một xuất thân rất bình thường, nếu không muốn nói là nghèo khó. Từ một anh thợ phụ theo học việc tại một cửa tiệm cắt tóc, làm các công việc vặt theo sự chỉ bảo của thợ chính và tranh thủ nhìn học theo các kĩ thuật làm tóc. Hằng ngày múa kéo kiếm tiền, tiếp xúc với đủ các loại hóa chất xanh đỏ nhưng Đàm Vĩnh Hưng vẫn không khi nào ngơi đi niềm đam mê ca hát ăn sâu trong máu huyết.
Lại nói về tình yêu ca nhạc của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Ngày nhỏ, gia đình anh gặp biến cố lớn khiến kinh tế gia đình lao đao, lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Ba mẹ anh quyết định gửi anh vào theo học tại một trường tu viện. Tại đây, anh tham gia vào đội hát, hằng ngày ngân nga theo các bài thánh ca. Có lẽ đây cũng là nơi khởi đầu cho đam mê ca hát của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
Trở về sống cùng ông bà sau khi lên học lớp 6, khi ấy tình yêu ca nhạc trong lòng Đàm Vĩnh Hưng đã trở nên mãnh liệt hơn. Anh không ngại việc ngày ngày đạp xe lên nhà hát rồi ngồi một mình thưởng thức những màn biểu diễn của các thần tượng. Hình ảnh cậu bé ngày nào cũng xuất hiện ở dưới khán đài, đặc biệt là luôn chỉ một mình không đi với ai, đã trở thành điều quen thuộc của những vị khách thường xuyên lui tới rạp hát.
Anh bắt đầu đi hát từ năm 1996, tham gia sinh hoạt tại các nhà văn hóa, câu lạc bộ nghệ thuật và cả xin đi hát cho các chương trình ca nhạc với cát-xê giá rẻ. Có những đêm hát liền chục bài đến khản cả cổ để rồi cuối đêm diễn nhận lại được có vài chục nghìn tiền công nhưng cũng không khiến cho Đàm Vĩnh Hưng nản chí. Bởi theo anh, mỗi lần đi hát như thế là một lần được học hỏi thêm kinh nghiệm và có cơ hội luyện tập cho bản thân.
Đàm Vĩnh Hưng từng đi hát với cát-xê vài chục nghìn
Những năm tháng đầu tiên cứ thế trôi qua. Đàm Vĩnh Hưng miệt mài vừa đi hớt tóc, vừa xin hát thuê. Anh tự nghiên cứu các tài liệu thanh nhạc để tham gia vào các cuộc thi biểu diễn. Ấn tượng nhất là Đàm Vĩnh Hưng đã kiên trì đăng kí đi thi Tiếng hát Truyền hình tới 8 lần trong 8 năm liên tiếp cho đến khi đạt được Giải Tư mới dừng lại.
Ở tuổi 27, khi đã có được một chút vốn liếng kinh nghiệm, Đàm Vĩnh Hưng mới chính thức từ bỏ nghề cắt tóc để tập trung cho sự nghiệp ca hát. Góp mặt tại nhiều sân khấu lớn ở đất Sài Gòn nhưng phần lớn là đi hát lót, cuối cùng Đàm Vĩnh Hưng cũng gặp được ân nhân giúp đỡ cho sự nghiệp của mình để phát hành CD ca nhạc. Người đó không phải ai xa lạ mà chính là nghệ sĩ hài Hoài Linh.
Đàm Vĩnh Hưng thật sự đổi đời sau khi cho ra mắt hai ca khúc Tình ơi xin ngủ yên và Bình minh sẽ mang em đi, giúp tên tuổi của anh đến gần hơn với khán giả, vụt sáng lên trở thành hiện tượng. Nhạc Đàm Vĩnh Hưng xuất hiện khắp nơi từ nhà ra ngõ, từ những quán cà phê sang trọng đến quán nhậu bình dân. Album nhạc Đàm Vĩnh Hưng thời ấy xếp cùng với các tên tuổi cực kì nổi tiếng như Lam Trường, Đan Trường,…
Tính cách “quái” của Đàm Vĩnh Hưng theo anh suốt từ khi ấy đến bây giờ. “Quái” có nghĩa là luôn thích sự độc lạ, thích là duy nhất, khác biệt và nổi bật lên so với mọi người. Nếu như những ca sĩ cùng thời chọn trang phục biểu diễn hợp thời nhưng “vừa mắt” thì Đàm Vĩnh Hưng lại thích quần ren, áo lưới mà đôi khi còn khiến khán giả phải khó chịu vì khó coi. Đến bây giờ, phong cách của Đàm Vĩnh Hưng cũng không bị lẫn với bất kì ai khác. Luôn luôn có sự cá tính riêng, sự sáng tạo mà chỉ cần nhìn vào đã thấy đạm “chất” Đàm Vĩnh Hưng.
Là người có công khơi dậy thể loại nhạc vàng bolero
Những năm 2000 có thể coi là dấu son đầu tiên trong sự nghiệp ca hát của Đàm Vĩnh Hưng. Anh giành được một loạt các giải thưởng lớn có uy tín như Làn Sóng Xanh hay Mai Vàng, nhiều đến nỗi sau này anh đã xin từ chối tham gia tranh giải để nhường cơ hội cho các nghệ sĩ khác.
Khi đã khá thành công ở thể loại nhạc trẻ, Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục chinh phục các dòng nhạc khác như nhạc tiền chiến, nhạc trữ tình. Nhạc vàng Đàm Vĩnh Hưng được xem là có công làm “sống dậy” dòng nhạc bolero với một loạt các ca khúc nhạc sến Đàm Vĩnh Hưng. Nghe nhạc Đàm Vĩnh Hưng người ta thấy có một chút hoài cổ, lại pha thêm một chút chất hiện đại và tất nhiên không thể thiếu dấu ấn cá nhân của Đàm Vĩnh Hưng trong đó.
Nhắc tới Đàm Vĩnh Hưng, có người yêu, kẻ ghét nhưng chính Đàm Vĩnh Hưng đã phải thừa nhận anh không phải hoa hậu thân thiện, anh chỉ sống đúng những gì có trong tính cách con người mình, làm những điều anh thích và cho là đúng. Cá tính là thế nhưng khi vấp phải thị phi, chỉ trích, vẫn có lúc Đàm Vĩnh Hưng tự suy nghĩ, kiểm điểm lại bản thân và nhận lỗi với khán giả nếu thấy hành động của mình đã không đúng mực.
Mỗi khi nghe album Đàm Vĩnh Hưng nhạc vàng, vẫn còn nhiều người không thích, đưa những ý kiến trái chiều về giọng hát của anh. Thậm chí nhạc sĩ Vinh Sử – chủ nhân của rất nhiều các ca khúc nhạc sến, đã từng có lần không ngại ngần chê bai lối hát nhạc vàng Đàm Vĩnh Hưng. Tuy nhiên vẫn có không ít khán giả ủng hộ và tài năng của anh đã được minh chứng bằng cuộc sống hiện tại của “ông hoàng nhạc Việt”.
=> Nghe những ca khúc nhạc vàng dễ ngủ tại đây